Tin tức
Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu phục vụ gia công
Cập nhật: 14/12/2015
Lượt xem: 5849

Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu phục vụ gia công

 
Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu phục vụ gia công Có cần thiết phải có qui định riêng về thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Investment Enterprises - FIEs)?
Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu phục vụ gia công
Có cần thiết phải có qui định riêng về thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Investment Enterprises - FIEs)?
Đây là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, bức xúc, cơ quan chức năng nên cân nhắc và có hướng dẫn.
Thông tư 116/2008/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài có một qui định dành riêng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs[1]), đó là qui định về “thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công”. Điểm 2 Khoản V mục II của Thông tư qui định “…Việc nhập khẩu máy móc thiết bị thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2007/TT-BTM ngày 04/4/2007 của Bộ Thương Mại nay là Bộ Công Thương”. Qui định này có lẽ không còn cần thiết nếu đối chiếu những qui định liên quan đến thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị để thực hiện gia công tại Thông tư 04/2007/TT-BTM và Thông tư 116/2008/TT-BTC.
Trước khi Thông tư 116/2008/TT-BTC có hiệu lực thi hành thủ tục hải quan đối với hàng gia công được thực hiện theo hướng dẫn của Quyết định 69/2004/QĐ-BTC ngày 24/8/2004 và các FIEs thực hiện việc nhập khẩu máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng gia công theo các qui định của Thông tư 04/2007/TT-BTM. Đây là Thông tư“Hướng dẫn hoạt động xuất khẩu nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy  định tại NĐ 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư.” Một trong các phạm vi điều chỉnh của Thông tư 04/2007/TT-BTC là “Hướng dẫn thủ tục…..nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư,phụ tùng, linh kiện và các hàng hóa khác phục vụ cho hoạt động đầu tư;gia công hàng hóa; thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ….gọi chung là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.” 
Về hoạt động gia công, điểm 3a khoản II của Thông tư 04/2007/TT-BTM hướng dẫn : các FIEs được “Tạm nhập, tái xuất : ….Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu để thực hiện hợp đồng gia công…”. Như vậy, ngoài máy móc thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, các IFEs được nhập khẩu máy móc, thiết bị để gia công theo loại hình “Tạm nhập, tái xuất”. Về thủ tục hải quan, hướng dẫn này không khác hướng dẫn tại điểm 3 khoản IV Thông tư 116/2008/TT-BTC: “máy móc, thiết bị thuê mượn để trực tiếp phục vụ gia công,thì thực hiện theo loại hình Tạm nhập – Tái xuất”.
Có thể thấy, trong cùng một phạm vi điều chỉnh (lĩnh vực gia công) hướng dẫn của hai Thông tư này về thủ tục hải quan đối với máy móc thiết bị nhập khẩu để trực tiếp phục vụ gia công là không khác nhau, đều được làm thủ tục theo loại hình “tạm nhập - tái xuất” và không phân biệt đối tượng là doanh nghiệp nhận gia công có phải là FIEs hay doanh nghiệp trong nước.
Theo Thông tư 04/2007/TT-BTM, nếu một FIE đã đủ điều kiện để được nhận gia công qui định tại điểm 5 khoản II thì chỉ còn một hạn chế duy nhất khác với doanh nghiệp nhận gia công trong nước là “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàichỉ được thực hiện hoạt động gia côngsau khi đã hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp và bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh”(tiết c điểm 5 khoản II). Thực ra qui định này cũng đã được cụ thể hóa ở nội dung “Kiểm tra cơ sở sản xuất” nêu tại điểm 2.4 khoản I Mục II Thông tư 116/ 2008/TT-BTC qui định cơ quan hải quan phải thực hiện khi doanh nghiệp nhận gia công làm thủ tục đăng ký hợp đồng gia công. Nếu kiểm tra mà thấy cơ sở sản xuất không đáp ứng các điều kiện để gia công hoặc không có cơ sở sản xuất thì doanh nghiệp trong nước cũng không được hoặc làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa để gia công.
Nếu căn cứ vào ô số 5 để ghi loại hình của tờ khai GCCT thì rõ ràng chỉ có 3 đối tượng được làm thủ tục chuyển tiếp là: Giao SPGCCC (Sản phẩm gia công chuyển tiếp), Giao NLD (Nguyên liệu dư?) và Giao MM,TB (máy móc, thiết bị). Vậy, nếu có bổ sung đối tượng NPL gia công của hợp đồng gia công đang thực hiện được chuyển sang hợp đồng khác thì ô “số 5 - Loại hình” của Tờ khai Gia công chuyển tiếp HQ/2008-GCCT ban hành kèm theo Thông tư 116/2008/TT-BTC cũng cần bổ sung loại hình này.
Một chi tiết nữa cần sửa đổi là chữ PK HĐGC (phụ kiện?) ở ô số 7 và số 10 của Tờ khai GC chuyển tiếp: nên sửa lại là PLHĐGC (Phụ lục hợp đồng gia công) cho thống nhất với tên gọi các văn bản liên quan đến hợp đồng gia công.
Thực hiện tiết d2 điểm 6.2.3. khoản II mục II Thông tư 116/2008/TT-BTC: Những trường hợp nào thì nguyên liệu, vật tư (NPL) không được sang hợp đồng gia công khác? Vướng mắc xuất phát từ cách hiểu cụm từ NPL trong các trường hợp thực tế. Có hai cách hiểu khác nhau về cụm từ “nguyên liệu, vật tư” của qui định trên. NPL là cụm từ diễn đạt chung cho toàn bộ NPL hoặc cũng có thể được dùng để chỉ một loại nguyên liệu, phụ liệu cụ thể, có mã số NPL, có tên gọi được định danh trong Bảng thanh khoản hợp đồng (Mẫu số 6/HSTK-GC).
Quan điểm thứ nhất cho rằng: khi nói NPL là nói cụ thể đến từng loại nguyên liệu, vật tư đã đăng ký mã nguyên liệu, vật tư. Vì vậy, mã nguyên liệu, vật tư nào đã được chuyển tiếp từ hợp đồng trước đó sang (lần 1) thì nay không được làm thủ tục chuyển tiếp sang hợp đồng kế tiếp (lần 2) nếu (mã) NPL này chưa được (sử dụng) đưa vào sản xuất. 
Một số doanh nghiệp cho rằng, việc chuyển tiếp NPL từ hợp đồng này sang hợp đồng khác nếu căn cứ vào việc một loại nguyên liệu, vật tư cụ thể nào đó đã đưa vào sản xuất chưa rồi mới cho chuyển tiếp là không dựa trên thực tế gia công. Việc NPL được chuyển tiếp từ hợp đồng trước sang, chưa dùng hết lại tiếp tục chuyển sang hợp đồng sau là thực tế thường xẩy ra, tùy thuộc vào việc thị trường tiêu thụ của bên đặt hàng gia công hoặc do kế hoạch sản xuất của bên nhận gia công mà việc sử dụng các NPL này chưa được dùng đến, phải chuyển tiếp sang các hợp đồng khác. Về pháp lý, qui định không cho chuyển tiếp NPL như trên có nghĩa là NPL của một hợp đồng gia công chỉ được chuyển sang hợp đồng kế tiếp một lần. Sau đó sẽ không được tiếp tục làm thủ tục chuyển tiếp và phải tái xuất, hủy, hoặc bán lại cho bên nhận gia công ?! Giải thích điều này với các đối tác đặt gia công ở nước ngoài như thế nào khi việc chuyển NPL là theo chỉ định của bên đặt gia công.
Ví dụ: Có nhiều loại phụ liệu, không phải nguyên liệu chính, đã được chuyển tiếp từ hợp đồng khác sang, trị giá không lớn, nếu không cho làm thủ tục chuyển tiếp sang hợp đồng kế tiếp thì doanh nghiệp buộc phải làm thủ tục tiêu hủy, vì nếu xuất trả để sau đó nhập khẩu trở lại thì bên thuê gia công không đồng ý vì tốn chi phí thủ tục. Hoặc, mặt hàng vải là nguyên liệu chính. Nếu cùng thành phần vải nhưng có khổ vải khác nhau, dù chỉ 1,2 inch (2 – 5 cm) thì mỗi khổ vải phải được đăng ký dưới một mã nguyên liệu khác nhau. Vì vậy, việc một mã nguyên liệu nào đó chưa đưa vào sản xuất (trong khi nguyên liệu cùng loại, chỉ khác nhau về qui cách nên có mã khác, đã đưa vào sản xuất hết) và phải chuyển tiếp sang hợp đồng gia công khác để tiếp tục gia công (cùng loại sản phẩm trước đây) là việc bình thường, không phải là hành vi gian lận thương mại cần ngăn chặn.
Quan điểm thứ hai cho rằng: chỉ những trường hợp toàn bộ NPL được chuyển từ hợp đồng trước mà không một nguyên liệu, vật tư nào được đưa vào sản xuất và hợp đồng gia công không có sản phẩm xuất khẩu thì mới thuộc đối tượng không được chuyển sang hợp đồng kế tiếp. NPL của các hợp đồng không xuất sản phẩm không phải là “NPL dư thừa” vì hợp đồng gia công chưa được thực hiện. Những trường hợp này là cá biệt trong cộng đồng doanh nghiệp gia công. Ngược lại, đối với những hợp đồng gia công đã được thực hiện xong, có sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp đến cơ quan hải quan làm thủ tục thanh khoản thì NPL còn lại của hợp đồng gia công này là “NPL dư thừa”, không phân biệt nguồn gốc đầu vào, phải được áp dụng thủ tục chuyển tiếp sang hợp đồng gia công kế tiếp.
Hoặc, có thể diễn đạt ý: “Nguyên liệu vật tư không đưa vào gia công” (tiết d2 điểm 6.2.) “ như sau: “NPL của các hợp đồng gia công không có sản phẩm gia công xuất khẩu thì không được làm thủ tục chuyển tiếp NPL sang hợp đồng khác”. Như vậy là công bằng: Nếu hợp đồng gia công không được thực hiện thì không cho làm thủ tục chuyển tiếp NPL. Nếu nghi ngờ có hành vi gian lận thương mại khi doanh nghiệp đề nghị chuyển tiếp NPL (số lượng nhiều, trị giá lớn…..), hải quan có thể áp dụng các biện pháp kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thực tế hàng hóa tại kho doanh nghiệp, đối chiếu mẫu lưu (nếu có), áp dụng các biện pháp giám sát đặc biệt như yêu cầu doanh nghiệp thông báo về quá trình sản xuất, xuất khẩu sản phẩm trong một thời gian nhất định….. Thông tư 116/2008/TT-BTC đã có qui định về việc ấn định thuế đối với các trường hợp không thanh khoản đúng thời hạn. Biện pháp chế tài về tài chính có tác dụng răn đe tốt hơn, vừa đảm bảo quyền kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo pháp luật được thực thi, là áp dụng các biện pháp hành chính.
Thiêt nghĩ, áp dụng như Quan điểm thứ nhất nêu trên sẽ gây bất lợi và ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các đơn hàng gia công của (phần lớn) doanh nghiệp Việt Nam hơn là hiệu quả ngăn chặn hành vi gian lận thương mại (của số ít doanh nghiệp) sẽ thu được. Nếu phải có qui định không cho chuyển tiếp NPL đã nhận từ hợp đồng khác thì nên là một qui định mở, trên nguyên tắc chỉ áp dụng cho những trường hợp cụ thể (như: chây ỳ trong thanh khoản, không chấp hành tốt pháp luật hải quan….) thay vì áp dụng cho toàn bộ.
 

Nguồn: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh
 
 
 
Danh mục dịch vụ
Hộ trợ trực tuyến
Hotline: 84 (0) 91 435 9493
Email: contact@asglobal.vn
 
Kinh doanh
 
Chứng từ (Docs)
Khách hàng tiêu biểu
  • VIETTHANG
  • VBC